Danh mục văn phòng phẩm thông dụng: bút chì và cục tẩy
Một cặp đôi luôn đi cùng nhau
và vẫn được sử dụng rộng rãi qua bao nhiêu năm tháng là chiếc bút chì và cục
tẩy. Nhờ sự đơn giản và tiện dụng, hai món đồ trong danh mục văn phòng phẩm này
vẫn được tin dùng và được yêu thích trên toàn thế giới. Trong bài viết này,
chúng ta sẽ tìm hiểu về cây bút chì và cục tẩy xem chúng có gì đặc biệt nhé.
Sự xuất hiện của cây bút chì
Ngày nay bút chì đa phần có lõi được làm bằng than chì và các hợp chất
của than chì, nhưng trước đó một thời gian dài, thời La mã cổ đại, người ta
thường dùng một thanh kim loại và viết
trên vỏ cây thay thế cho bút chì và tờ giấy bây giờ. Mãi đến năm 1564 thì than
chì mới bắt đầu được sử dụng làm ruột cho cây bút chì quen thuộc trong danh mục
văn phòng phẩm.
Nói rõ hơn về
ruột bút, người ta tạo ra nó bằng một hỗn hợp có thành phần chính là than chì
đi kèm với đất sét. Sau đó chúng được nhúng vào một lớp sáp đặc biệt rồi đặt
vào một nữa thân bút bằng gỗ. Tiếp đó nữa còn lại được đặt lên và dán lại để có
một thân bút chì hoàn chỉnh. Công đoạn tiếp theo là sơn và cắt một đoạn bút chì
dài thành nhiều cây ngắn hơn. Ngày nay người ta có một hệ thống phân loại độ
cứng bút chì theo chuẩn Châu Âu với ký hiệu từ 9B đến 9H. Các công ty văn phòng
phẩm chủ yếu bán loại có độ cứng 2B và 3B.
Đôi bạn này đã trở nên vô cũng phổ biến tại các công ty văn phòng phẩm |
Thêm một điểm
thú vị của bút chì chính là khả năng hoạt động trong môi trường không trọng
lực, điều mà không một cây bút trong danh mục văn phòng phẩm nào có thể làm
được. Vì vậy người ta không cần phải nghiên cứu một loại bút đặc biệt đắt tiền nào nữa để làm công việc có thể đảm nhận bởi một món van phong pham gia re.
Và người đồng hành của nó là cục tẩy
Sau khi tạo ra
cây bút chì thì người ta lại có nhu cầu xóa đi những vết chì trên giấy và đó là
khởi đầu cho sự ra đời của cục tẩy. Nhưng cho đến hơn 50 năm từ khi bút chì
được sử dụng phổ biến thì cục tẩy mới xuất hiện trong danh mục văn phòng phẩm.
Trước đó người ta dùng ruột bánh mì để xóa vết bút chì.
Kể từ 15 tháng
tư năm 1770, Joseph Priestley đã dùng kẹo cao su thực vật để xóa
các dấu vết của bút chì, từ đó người ta bắt đầu sáng chế ra chiếc tẩy gần
giống với phiên bản hiện đại. Còn ý tưởng gắn liền bút chì và tẩy thì
là của Hyman L. Lipman người Philadelphia. Thời nay,
những cục tẩy hiện đại được làm bằng hỗn hợp của dầu ăn, đá bọt
và sulfur, tất cả chúng được kết dính với nhau nhờ cao su. Chắc chắn ai
trong chúng ta cũng biết sử dụng cục tẩy, chính vì sự dễ dàng và tiện dụng của
nó nên cục tẩy rất nhanh chóng trở nên phổ biến và được bán tại tất cả các cửa
hàng và công ty văn phòng phẩm trên thế giới.